Tổ chức Hội thảo “Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam”

15:25 - 07/09/2022

Hội thảo “Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động tuyên truyền góp phân nâng cao kiến thức chung cho người tiêu dùng.

Ngày 7/4, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Dự án Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (PROIECT) đồng tổ chức Hội thảo “Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” tại Hà Nội.



Hội thảo “Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam”

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và ông Daniel Hermann, đại diện cho Dự án Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (PROTECT), GIZ. Buổi hội thảo còn có sự tham dự của các diễn giả Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Thị Sửu - Giám Đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Tiến sỹ Trần Thị Dung cùng đại diện của Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh thành trên cả nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết theo Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng (CI), chế độ ăn uống không lành mạnh liên quan đến 4 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới; đã đến lúc thể giới phải nhận ra cái giá phải trả cho chế độ ăn, uống không lành mạnh. Tất cả mọi người tiêu dùng có quyền có thực phẩm không chỉ để ăn, mà thực phẩm phải an toàn.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

"Tại Việt Nam, dù được được Nhà Nước quan tâm, ATTP vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với người tiêu dùng. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, kế cả ngộ độc tập thể vẫn Xây ra, gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Người tiêu dùng đang phải đối mặt với thách thức và gia tăng lo lắng về sức khỏe của mình cũng như những người thân trong gia đình trước mối nguy đo thực phẩm không an toàn gây ra bât cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày".

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại dọ thực phẩm không an toàn gây ra? ATTP là trách nhiệm của nhà nước; của nhà sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng. Chu trình “từ trang trại đến bàn ăn”, ATTP phụ thuộc vào sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Ngay từ khâu sản xuất, tình trạng sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, chất tạo nạc, thuốc kháng sinh ngoài danh mục trong chăn nuôi; việc sử dụng các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu không được phép sử dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm... những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ATTP. Đó là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, người tiêu dùng, là người mua, sử dụng cuối cùng thực phẩm, là người đóng vai trò quyết định cho chính sức khỏe của bản thân và gia đình thị không ít người lại hạn chế về nhận thức và kỹ năng về ATTP. Chính vì vậy, đã từng xảy ra nhiều vụ tử vong chỉ vì thiếu những kiến thức phô thông, vô tình ăn phải nấm độc, cá nóc...Trên thực tế, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chị ngộ độc thực phẩm tập thể, hàng trăm người mắc tại xí nghiệp, trường học đã từng xảy ra ở nhiều địa phương, đơn vị.

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng nhận biết. Vì vậy, việc tư vẫn, nâng cao kiến thức, trước hết là những kiến thức phổ thông cho người tiêu dùng về ATTP, để giúp họ có khả năng lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng sao cho có lợi nhất cho sức khỏe là điều cần thiết.

Thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), trong khuôn khổ Dự án “Bảo vệ người tiêu dùng tại ASEAN” (PROTECT), do GIZ tài trợ, phối hợp xây dựng, xuất bản cuốn Cẩm nang về ATTP dành cho người tiêu dùng và 4 cuốn Số tay hướng dẫn ATTP cho người tiêu dùng. Mục đích là phát hành rộng rãi tới NTD trên toàn quốc. Đối tượng hướng tới là số đông người tiêu cần những kiến thức cân thiết về những thông tin cơ bản về ATTP, nên tài liệu không mang tính chuyên môn, học thuật, mà diễn đạt bằng ngôn ngữ phô thông, dễ tiếp cận.

Trong suốt buổi Hội thảo, các diễn giả trình bày các chuyên đề cung cấp thông tin kiến thức hữu ích cho người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề như: Thực phẩm an toàn, Ngộ độc Thực phẩm & các bệnh truyền qua thực phẩm; Tiêu chuẩn và chứng nhận an toàn thực phẩm; Nhãn thực phẩm và phụ gia thực phẩm; Thu hồi sản phẩm khuyến tật và Giải quyết khiếu nại đối với thực phẩm...

Buổi Hội thảo lần này là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động tuyên truyền góp phân nâng cao kiến thức chung cho người tiêu dùng biết lựa chọn, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn và dinh dưỡng; biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Theo Thương trường

Tọa đàm "Công nghệ lạnh sâu, lạnh đông nhanh, sấy năng lượng mặt trời trong chế biến thủy hải sản" (15:27 - 07/09/2022)
Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 (15:21 - 07/09/2022)
Tuần lễ Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020 (15:19 - 07/09/2022)
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm - Những cảnh báo cấp thiết (15:15 - 07/09/2022)
Hội thảo góp ý dự thảo Thông tư quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế và biểu mẫu báo cáo dữ liệu ATTP (15:11 - 07/09/2022)